Sư tử đã được phong là chúa tể của muôn loài; trên mặt đất và trong tất cả các loài thú thì không một loài động vật nào có uy lực mạnh mẽ hơn nó. Ngay cả loài hổ và báo cũng không thể sánh kịp. Thần thái của sư tử mang nét thâm trầm của bậc đế vương; và ngay cả các nhà phong thủy cũng đã phải lưu ý đến cái thần thái toát lên từ trong hình tượng loài sư tử.
Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của sư tử phong thủy đó chính là có thể tránh tà. Ở trong môi trường mà chúng ta đang sinh sống thì sẽ có nhiều tà khí; nhưng mà tà khí này cũng chỉ cần điều kiện nhân duyên phù hợp là sẽ ngay lập tức tác oai tác quái; và quấy nhiễu hạnh phúc, cũng như phá hoạt trật tự bình thường của loài người. Hình tượng của sư tử mang uy phong dũng mãnh; sẽ có khả năng chinh phục tà khí. Khi đặt một đôi sư tử trước cửa lớn ta có thể làm bùa trấn phong thủy cho ngôi nhà và không hề ngăn chặn khí lành. Để hiểu thêm về uy lực của sư tử hãy cùng xuhuongtaichinh.com tìm hiểu nhé
Mục Lục
Sư tử dù là ở Trung Quốc, và Ấn Độ
Ở Ấn Độ
Sư tử dù là ở Trung Quốc hay là ở Ấn Độ, đều có một địa vị cực kỳ đặc biệt ở Ấn Độ, một số Thần Phật đều đi lại bằng việc cưỡi lên lưng sư tử, như Bồ Tát Văn Thù hay là một số Kim Cương bản tôn của Mật tông, có một số bản tôn thậm chí còn hiện ra hình hài của sư tử, mà theo tương truyền lúc đức Phật ra đời thì cũng đã từng phát ra tiếng gầm đầy uy lực, dũng mãnh, tiếng gầm đó được gọi là tiếng gầm của sư tử.
Đôi sư tử đá này, thực tế không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ mà nó còn có ý nghĩa bảo đảm, giữ vững địa vị và quyền lợi nữa, có thể đón khí vượng, chiêu tài nạp cát. Phương pháp này trước đây chỉ có quan lại mới có quyền sử dụng. Nhưng đến nay bất kỳ ai muốn đặt một đôi sư tử đá và chỉ cần có đủ không gian thì đều có thể tiến hành. Ngày nay, sư tử phong thủy cũng không có hạn chế về mặt chất liệu nữa, có cả sư tử đá, đồng, thạch cao,…
Sư tử được Phật giáo nhận làm một biể̀u tượng rồi truyền vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ vào Trung Quốc, tới bán đảo Triều Tiên, rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ; sau đó dọc theo Con đường Tơ lụa vào Trung Quốc; tới bán đảo Triều Tiên; rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Vào lúc đó, tôn giáo này đã đem vào Nhật Bản những tác phẩm điêu khắc kiểu Phật giáo. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. Từ đây bắt đầu truyền thống hai sư tử đứng trước tượng Phật ở Nhật Bản.
Ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, địa vị của sư tử chỉ đứng sau rồng. Rồng là tượng trưng cho dòng dõi hoàng đế; còn sư tử là tượng trưng cho giới quý tộc; thường được đặt ở cửa vào phủ các vị quan thần. Ngọ môn thường đặt một đôi sư tử đá và được xem như vật bảo vệ.
Về nguồn gốc, sư tử đá ở Trung Quốc có nguồn gốc ngoại lai. Chúng được cho là cùng dòng văn hóa từ Ấn Độ hoặc Tây Á vào Trung Quốc thời Hán. Có nguồn nghiên cứu còn cho rằng chữ Sư có gốc từ tiếng Ba Tư là từ Shiar chỉ sư tử. Sư tử đá xuất hiện khoảng 3.000 năm bắt nguồn từ người Ba Tư; thông qua việc các nước Tây Á cống nạp sư tử cho các triều đình phong kiến Trung Quốc.
Từ đó, Trung Quốc du nhập sư tử đá vào lãnh thổ và biến nó thành linh vật để canh mộ; đôi sư tử đá trước điện Thái Hòa là biểu tượng cho quyền uy của các vua chúa Minh và Thanh. Đặc điểm chung của sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn; gân guốc với dáng vẻ đe dọa.
Hỏa giải sát khí, đón tài lộc, hoá giải vận hạn
Các sư tử phong thủy cũng chủ trị hóa sát khí. Trong môi trưòng lớn có rất nhiều loại sát khí; ví dụ như một số đá lởm chởm hoặc là góc nhọn, nghĩa địa, đường nước thải; ống khỏi nhả khí thải,… phương pháp hoá giải sát khí tốt nhất đó chính là cải thiện môi trường; đây là điều cơ bản nhất của phong thủy. Nhưng môi trường bên ngoài không phải chúng ta có thể sắp đặt được; cho nên dùng phương pháp khác để điều tiết. Sư tử phong thủy chính là một trong những phương pháp đó. Đặt sư tử ở nơi có sát khí thì có thể hóa giải được; giảm thiểu tai họa.
Nói một cách đơn giản, sư tử phong thủy có tác dụng trừ tà khí, sát khí. Ý nghĩa của nó đối với tài khí chính là ở điểm có thể bài trừ trở ngại tiền tài; làm cho việc kinh doanh được tăng trưởng. Ngày nay, những nơi sử dụng sư tử phong thủy nhiều nhất là các cơ quan doanh nghiệp. Họ đặt một đôi sư tử ngay trước cổng lớn để có thể bài trừ vô số các trở ngại gây ra cho công việc.
Nguyên tắc đặt sư tử phong thủy
Nguyên tắc đặt sư tử phong thủy chính là cách đặt sao cho đẹp đôi; không được đặt một đôi sư tử đều là đực; hoặc đều là cái. Phải đặt một con đực một con cái; để chúng thành một cặp nằm ở hai bên phải và trái. Điều này sẽ giống như một cặp vợ chồng không thể tách rời nhau, nếu như tách ròi nhau sẽ mất đi hiệu lực. Cho nên lúc mua thì phải mua cả đôi. Sau đó, nếu như sư tử bị hỏng thì lúc đổi cũng không được chỉ đổi một con.
Tiếp đó, cách đặt sư tử là vào hai bên trái và phải, con nào nên đặt ở bên trái thì đặt nó ở bên trái; con nào nên đặt ở bên phải thì đặt nó ở bên phải. Chứ không được đảo hai bên cho nhau. Nếu không sẽ mất đi ý nghĩa hóa giải sát khí, trừ tà. Thường thì con đặt bên trái là con đực; bên phải là con cái.
Thứ ba, sư tử mặc dù là loài thú may mắn nhưng dù sao thì vẻ mặt nó cũng rất hung dữ cho nên bản thân nó cũng có sát khí; không được để cho đầu sư tử đối diện với phòng ở, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình hoặc là nhân viên trong phòng; dễ sinh ra tai họa. Muốn sư tử phong thủy hóa giải được sát khí thì phải để đầu sư tử đối diện vối bên ngoài hoặc là đặt ở đối diện cửa chính; đặt ở ngoài bệ cửa sổ đều được.